NGUỴ BIỆN VỀ THẾ GIỚI CÔNG BẰNG




Master Gender
Nguồn: Master Gender


"Một cô gái vừa ra khỏi quán bar, đi giày cao gót, diện váy ngắn và không mặc đồ lót. Cô ấy đã khá say, chân nam đá chân chiêu, đi nhầm đường và bị lạc vào một khu phố không được tốt đẹp cho lắm. Và cuối cùng thì cô ấy đã bị hãm hiếp Vậy cô gái đó có đáng trách? Đó có phải là lỗi của cô ấy? Có phải là do cô ấy đã ăn mặc quá khiêu gợi?


Nhiều người đã trả lời “có” cho cả ba câu hỏi trên trong một cuộc điều tra. Khi nghe kể về những tình huống mà bạn mong rằng sẽ không xảy ra với mình, bạn sẽ có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Điều này không có nghĩa bạn là một người xấu xa, mà bởi vì bạn muốn tự củng cố niềm tin rằng mình đủ thông minh để tránh gặp phải những trường hợp như vậy. Bạn cố thổi phồng mọi thứ thuộc về trách nhiệm của nạn nhân lên thành những điều to lớn hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ làm. Nhưng có một Sự Thật là: Hiếp dâm hiếm khi là hệ quả từ những hành vi hay cách ăn mặc của nạn nhân. Thống kê cho thấy những kẻ thủ ác thường là người thân quen, và yếu tố về trang phục hay hành động của nạn nhân cũng không có ảnh hưởng nhiều. Kẻ hiếp dâm luôn là người đáng bị lên án, vậy mà hầu hết các chiến dịch tăng cường nhận thức về thực trạng này đều luôn nhắm tới phụ nữ chứ không phải đàn ông. Thông điệp đưa ra thường là: “Đừng làm điều gì khiến bạn trở thành nạn nhân bị h.i.ế.p d.â.m.”


Trong tiểu thuyết hay phim ảnh, người tốt thường chiến thắng và kẻ xấu sẽ thất bại. Đó là điều mà bạn luôn muốn thấy trong thế giới quanh mình - công bằng và đúng đắn.


Trong tâm lý học, xu hướng suy nghĩ như vậy về cách mà thế giới vận hành được gọi là Ngụy biện về thế giới công bằng (just-world fallacy)." (Trích dẫn từ cuốn sách "Bạn không thông minh lắm đâu" của tác giả David McRaney.)



Chia sẻ cảm nhận của bạn nhé!